Thơ ca, văn học Ninh Bình

Trương Hán Siêu có thể coi là người có công đầu phát hiện và khai thác vẻ đẹp Ninh Bình qua hình ảnh núi Non Nước. Ông đặt tên núi là Dục Thúy Sơn và là người đầu tiên lưu bút tích một bài thơ cho các thi sĩ đến thưởng ngoạn, ngắm cảnh làm những bài thơ khắc vào hệ thống đá núi, hang động ở Ninh Bình. Các vua nhà Hậu Lê cũng đặt hành cung ở trên núi Dục Thúy Sơn để đến chơi thăm và vịnh thơ. Hiếm có ngọn núi nào có trên 30 bài thơ văn khắc vào núi như núi Thuý và còn đến hàng trăm bài thơ vịnh cảnh của các nhà thơ qua các triều đại: Trần Anh Tông, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Phạm Văn Nghị... Bài thơ "Dục Thúy Sơn khắc thạch" của Trương Hán Siêu nói về vẻ đẹp núi Dục Thúy ở thành phố Ninh Bình được khắc bên sườn núi, hãy còn bút tích. Các thắng cảnh nằm ở cửa ngõ Ninh Bình như Kẽm TrốngĐèo Ba Dội trên quốc lộ 1A; núi Non Nước, núi Ngọc Mỹ Nhân gần quốc lộ 10 đều rất nổi tiếng từ xa xưa trong thơ ca.

Bài thơ "Dục Thuý sơn" của Nguyễn Trãi vừa lột tả vẻ đẹp của thiên nhiên Ninh Bình vừa thể hiện một tâm hồn đẹp và tinh tế về con người và đất nước của Nguyễn Trãi, đó là thái độ trân trọng tha thiết đối với những giá trị văn hóa dân tộc qua tình cảm mà ông dành cho Trương Hán Siêu và vùng đất cố đô:

Núi Ngọc Mỹ Nhân nhìn từ cánh đồng huyện Yên MôChim bay trên khu bảo tồn thiên nhiên Vân LongCửa biển có non tiênTừng qua lại mấy phenCảnh tiên rơi cõi tụcMặt nước nổi hoa sen...

Lê Quý Đôn đã cho khắc một bài thơ ở phía tây núi Ngọc Mỹ Nhân khi ông đến thăm nơi đây:

Ruộng phẳng nhô đá biếcThế núi tựa diều bayChùa ẩn ba đỉnh núiSông có cầu qua ngay...

Cao Bá Quát cũng có bài thơ Trên đường đi Ninh Bình (Ninh Bình đạo trung) khi chiêm ngưỡng cảnh đẹp non nước hữu tình:

Sông tựa dải là cô gái đẹp,Núi như chén ốc khách làng sayTrăng non gió mát kho vô tận,Chỉ sợ nhà thơ mãi ở đây.

Nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng có cái nhìn rất mới về Ninh Bình:

...Nghĩ đến anh em nhớ về hướng núiNgọn núi Cánh Diều ngọn núi mây bayTrời Ninh Bình chiều nay hẳn nhiều mâyMưa to thế chắc sông tràn bờ cỏ?...

Nữ sĩ Xuân Hương có 2 bài thơ là Kẽm TrốngĐèo Ba Dội nổi tiếng khi đến và chia tay Ninh Bình. Bài thơ Kẽm Trống mở đầu bằng cái nhìn rất cá tính của bà:

Hai bên thì núi, giữa thì sôngCó phải đây là Kẽm Trống không?

Bài Đèo Ba Dội vừa mô tả cảnh đẹp vừa hàm chứa những ẩn ý:

Một đèo, một đèo, lại một đèo,Khen ai khéo tạc cảnh cheo leoCửa son đỏ loét tùm hum nóc,Hòn đá xanh rì lún phún rêuLắt lẻo cành thông cơn gió thốc,Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.Hiền nhân, quân tử ai là chẳng...Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ninh Bình http://dulichbaidinh.com/Home/tin-tuc-su-kien/110/... http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/07/viet-nam-... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/kh24/Them-1... http://baotintuc.vn/274N20111003142350588T158/thie... http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/5-tinh-co... http://www.ninhbinhtourism.com.vn/ http://www.ninhbinhtourism.com.vn:8080/modules.php... http://daidoanket.vn/PrintPreview.aspx?ID=18184 http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDet...